5 tips giúp bé tập nhai
Chúng ta thường nghĩ rằng nhai là bản năng của bé, và đương nhiên bé sẽ biết cách nhai khi đến thời điểm ta cho bé ăn. Thật ra, điều này sẽ đúng với phần lớn, nhưng 1 số bé dường như không hứng thú, hoặc không biết mình cần làm gì khi thức ăn chạm vào lưỡi!
Thường thì chỉ cần 1 chút thực hành là đủ; tuy nhiên, vài bé sẽ thấy quá khó khăn, và chỉ có thể tiếp tục bú sữa suốt ngày đêm, hoặc chỉ nuốt trộng thức ăn xay nhuyễn! Vậy, với những bé này, ta cần dạy bé cách nhai!
Khi nào nên tập cho bé nhai?
Trẻ nhỏ luôn thích đưa mọi thứ vào miệng để cảm nhận độ chắc, hình dạng, …. Rất nhiều Bố Mẹ lo lắng và xin chúng tôi hướng dẫn cách để ngăn bé “nhai cả thế giới” như thế này, vì sợ bé dễ bị nhiễm trùng đường ruột! Bạn ơi, thông qua miệng là cách các bé khám phá thế giới ở lứa tuổi này đấy. Vậy việc của chúng ta là giữ cho “thế giới chung quanh bé” sạch sẽ mà thôi!
Thường các bé bắt đầu nhai tay, bàn chân, đồ chơi, và khi mọc răng, tức vào khoảng 4 – 6 tháng tuổi. Vậy đến 6 tháng tuổi, các bé sẽ nhai mọi thứ trong tầm tay! Nếu không thấy con nhai lúc 6 tháng tuổi, nghĩa là đã đến lúc bạn nên bắt đầu giúp bé tập nhai rồi đó.
Khi đưa đồ chơi vào miệng, bạn sẽ thấy bé di chuyển nó từ bên này sang bên kia và cắn lên xuống. Bé sẽ tập nhai nhiều như vậy để đến 7-8 tháng là đã sẵn sàng thực sự nhai được một số thức ăn rồi; và thường đến 9 – 10 tháng bé mới có thể nhai được toàn bộ các thức ăn.
Dạy bé nhai như thế nào?
Những Tips này sẽ tạo nền tảng và giúp bé học cách nhai. Bạn có thể sử dụng để chủ động giúp bé từ lúc 6 tháng tuổi, để bé dễ dàng chuyển đổi suôn sẻ sang thức ăn thô, hay nếu bạn lo lắng vì con yêu chưa biết nhai.
Sử dụng đồ tập nhai và đồ chơi: thay đổi các món này theo sở thích của bé, ngay cả có thể nhúng đồ tập nhai vào 1 chút thức ăn.
Tập với những miếng thức ăn lớn: Nếu bé không thích các món trên, hãy thử sử dụng những miếng thức ăn lớn (mà bé không thể ăn, nhưng có thể ngậm): cà rốt nguyên củ gọt vỏ hoặc một cọng cần tây. Bạn có thể nhúng những thứ này vào 1 chút thức ăn hay để bé tự khám phá. Chú ý là nếu bé đã có răng thì không thể dùng cách này nhé!).
Thể hiện cho con bắt chước: Ngồi trước mặt bé, đưa từng miếng thức ăn vào miệng, nhai chậm và kỹ thức ăn (giữ miệng mở rộng), bé sẽ quan sát và bắt chước bạn (đừng ngại nếu bé có vẻ không quan tâm; cũng đừng ngại có người khác nhìn nha bạn!)
Chải nướu/ răng: Khuyến khích việc nhai bằng cách chải nướu cho bé 2 lần một ngày bằng bàn chải đánh răng dành cho bé. Điều này sẽ giúp bé quen với việc có thứ gì khác trong miệng và kích thích sự chuyển động lưỡi. (Chải răng cũng chuẩn bị cho miệng tiếp nhận nhiều kết cấu thức ăn hơn và thậm chí giúp làm giảm phản xạ nôn)
Cho bé ăn đúng loại thức ăn: khi bé khoảng 8 tháng tuổi, hãy cho bé thử một số loại thức ăn thực sự. Thường các bé sẽ thích các món giòn giòn, dễ tan như bánh phồng, chipchip, bánh quy giòn, ….
Nếu bé của bạn đã hơn 12 tháng mà vẫn chưa biết nhai, hãy áp dụng những cách này để tập cho bé ngay đi bạn nhé – việc này không bao giờ là muộn cả. Tuy nhiên, nếu bạn đã cố gắng thật sự mà bé vẫn không làm được, hãy đưa bé đi khám nha!
Yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ bị tái bệnh?
Yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ bị tái bệnh? #bsphuonglinh [...]