Câu chuyện vàng da
Phân biệt vàng da sau sinh
- Vàng da tăng bilirubin trực tiếp, còn gọi là Vàng da tắc mật: ít gặp, phân bé sẽ nhạt màu (giống “phân cò”) và tiểu sậm màu. Tất cả mọi trường hợp vàng da tắc mật cần đưa trẻ đi khám ngay.
- Vàng da tăng bilirubin gián tiếp: rất thường gặp, có thể tự hết trong vòng tuần đầu, tuy nhiên, trong một số trường hợp, chất bilirubin trong máu có thể tăng rất cao), và tràn qua hàng rào bảo vệ não của trẻ và có thể gây ra di chứng não. Trẻ bị vàng da nhân mang những di chứng về thần kinh hết sức trầm trọng: điếc, múa vờn, chậm phát triển về vận động, …Tình trạng vàng da này được điều trị bằng Ánh sáng liệu pháp (thường gọi là “chiếu đèn”) hoặc thay máu khi chất bilirubin quá cao.
Cách phát hiện và theo dõi vàng da
Hãy mang bé ra nơi có ánh sáng ban ngày đủ sáng, tốt nhất là gần cửa sổ, vừa dùng ngón tay ấn da mũi, trán bé vừa quan sát. Nếu thấy vàng tức là bé có vàng da. Nếu bé có vàng da thì tiếp tục ấn da xem xuống vùng thấp dần: ngực -trên rốn – dưới rốn – đùi – cẳng chân – lòng bàn chân để xác dịnh chỗ thấp nhất còn thấy vàng da.
Khi nào cần đưa trẻ vàng da đi khám?
- Vàng da sớm: xuất hiện trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, dù chỉ mới chớm vàng ở mặt
- Vàng da tới gối
- Vàng da kèm dấu hiệu khác (bú kém, lừ đừ, sốt, …)
- Còn vàng da sau 2 tuần tuổi ở trẻ sinh đủ tháng và sau 3 tuần tuổi ở trẻ sinh non.
Tắm nắng cho trẻ có thể giúp điều trị Vàng da sơ sinh không?
Ánh sáng mặt trời không giúp giảm vàng da, cần lưu ý những dấu hiệu đưa trẻ đi khám, không trì hoãn để tránh những di chứng không mong muốn.
Yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ bị tái bệnh?
Yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ bị tái bệnh? #bsphuonglinh [...]