Kháng sinh – vũ khí bí mật của bác sỹ
Quy trình xử lý sốt cơ bản của một bà mẹ Việt là:
Cảm thấy con nóng và khó chịu hơn bình thường. Nếu sau khi đo nhiệt độ trên 38 độ, người mẹ ấy sẽ quày quả ra tiệm thuốc tây mua vài gói hạ sốt. Nếu may mắn, đứa trẻ chỉ bị sốt thông thường con sẽ nhanh chóng hạ sốt và vui trở lại. Nhưng nếu không may con bị sốt do các vấn đề nghiêm trọng hơn, lúc này mẹ phải sắp xếp đưa con đến viện.
Tại sao thuốc sốt lại thường bán kèm với kháng sinh?
Vì các nhà thuốc thường làm thay việc chẩn đoán của bác sỹ. Việc cho kháng sinh ngay từ đầu cả khi cháu bé chưa được thăm khám là “vượt cấp”. Ví dụ mẹ miêu tả con “hình như đau tai” vậy là nhà thuốc sẽ mặc định con bị “viêm tai”. Hoặc mẹ miêu tả “con ho” nhà thuốc sẽ mặc định “con viêm phế quản”….Nếu may mắn, những chẩn đoán kia có thể đúng và giúp trẻ cắt sốt. Thế nhưng đồng thời cũng khiến mẹ không biết…rốt cục con bị bệnh gì. Và lần sau con sốt vì bệnh khác mẹ sẽ không phát hiện được để điều trị kịp thời. Điều này rất nguy hiểm.
Tại sao chỉ có bác sỹ mới được quyết định có nên dùng kháng sinh?
Tưởng tượng trong những cuộc giao tranh khốc liệt, hai bên đánh nhau bằng gươm đao gậy gộc. Mặc dù có thương vong nhưng trận chiến luôn phải bắt đầu bằng việc “giáp lá cà” như thế. Nếu xác định đối phương quá mạnh hoặc phương pháp đánh bằng tay không hiệu quả thì lúc này “bảo bối” mới được đưa ra. Thường trên phim ảnh sẽ là chiếc quạt ba tiêu có khả năng thổi bay mọi thứ, bình hồ lô thần thánh nhốt hàng vạn quân binh. Nhưng đó là…Tây du ký. Còn trên chiến trường SỐT, vũ khí bí mật của bác sỹ chính là KHÁNG SINH.
Và vì là vũ khí bí mật nên không thể dùng công khai rộng rãi. Bởi nếu hễ xung trận là giao ngay bảo bối ra có khác gì cho địch biết cách tiêu diệt ta từ đầu? Nói nôm na là “lờn kháng sinh”.
Vì là vũ khí bí mật nên không thể dùng tùy tiện
Vì là vũ khí bí mật nên lúc cần mới mang ra dùng
Vì là vũ khí bí mật nên phải là người biết dùng mới có thể dùng được.
Và người đó có thể là ai tốt hơn, ngoài bác sỹ?
Yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ bị tái bệnh?
Yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ bị tái bệnh? #bsphuonglinh [...]