Rối lọan gắn bó ở trẻ!
Chúng ta được biết mối quan hệ giữa mẹ và con từ trong bụng mẹ cho đến khi trẻ 1 tuổi là mối quan hệ gắn bó rất mật thiết. Bà mẹ dường như hiểu được nhu cầu của trẻ thông qua tiếng khóc, qua cử động và nét mặt của trẻ. Trong 1 năm đầu đời, đa phần con được ở cạnh mẹ 24/24, sự gắn bó này giúp trẻ phát triển nhận thức, cảm xúc và hành vi sau này.
- Rối loạn gắn bó giai đoạn mang thai
Trẻ có nguy cơ rối loạn gắn bó từ trong lòng mẹ nếu bà mẹ có vấn đề bất ổn và căng thẳng trong lúc mang thai. Nghĩa là trong 9 tháng 10 ngày mẹ đang có chuyện buồn hoặc lo lắng về chuyện gì đó nên ít quan tâm đến chuyện…mình đang mang thai. Trong khi đó từ tháng thứ 6 trở đi, bào thai có thể dùng ngũ quan của mình để tiếp xúc với mẹ và thế giới bên ngoài. Hành động giản đơn giản nhất của sự giao tiếp lúc này là mẹ thường xuyên đặt tay lên bụng con, ấn vào chỗ con đạp. Giao tiếp sâu hơn mẹ có thể cùng con nghe nhạc, đọc sách hoặc thì thầm chuyện trò với con.
- Rối loạn gắn bó giai đoạn sau ăn dặm
Mọi chuyện bắt đầu khác đi khi con lớn và mẹ quay trở lại với cuộc sống thường nhật. Lúc đó tâm lý trẻ thường bất ổn vì ba mẹ thường đi vắng, không tự tay chăm trẻ mà giao cho vú nuôi. Tệ hơn, trẻ bị gửi vào nhà trẻ quá sớm và đột ngột.
Biểu hiện khi con mắc chứng rối loạn gắn bó.
-Trẻ kêu la kêu cứu khi ba mẹ vắng nhà.
-Sau một thời gian không được đáp ứng trẻ thất vọng, tự thu mình lại trong thế giới riêng không tiếp xúc với ai, biếng ăn, bỏ bú.
-Đứa trẻ mắc chứng này thường là kém tập trung, khó khăn trong học tập, rối loạn giấc ngủ, hay tè dầm.
Thực ra, mỗi đứa trẻ đều có khả năng mắc rối loạn gắn bó tùy thời điểm và tùy mức độ khác nhau. Con sinh ra là có mẹ là vũ trụ, vụ trụ bao bọc cho con cảm giác an toàn khi vũ trụ ấy di chuyển, con cần có thời gian thích nghi. Vì vậy, ba mẹ dù làm gì ở đâu hãy luôn tạo sự kết nối với con mình. Có thể là một lời hứa: “Con ngoan chiều mẹ về với con nhé” hoặc “Ba đi công tác xong sẽ dẫn cả nhà đi chơi”. Và hãy luôn cố gắng giữ lời hứa với trẻ dù là nhỏ nhất. Chỉ một câu nói đơn giản với ánh nhìn tríu mến con sẽ cảm thấy an tâm vì ba mẹ sẽ về, dù ba mẹ đi làm ba mẹ vẫn biết con là quan trọng nhất. Đừng bao giờ để con phải một mình đối diện với bất kỳ sự thay đổi nào.
Ai rồi cũng phải một mình lớn lên, nhưng lớn lên trong sự bơ vơ hay được đồng hành thì còn tùy vào sự chú tâm của ba mẹ!.
Yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ bị tái bệnh?
Yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ bị tái bệnh? #bsphuonglinh [...]