Bất lực nhìn con bị cận thị
Hình ảnh đứa bé nhỏ xíu trên vai mang chiếc cặp sách to đùng và cặp kính nặng trĩu đã không còn xa lạ với chúng ta. Khi con bị cận/loạn thị người dằn vặt nhất chính là ba mẹ và người hứng chịu nhiều chỉ trích nhất cũng là họ. Người ta đổ lỗi tại ba mẹ cho con xem điện thoại sớm, vì ba mẹ không quan tâm con bỏ bê con với chiếc ti vi. Qủa đúng là trẻ tiếp xúc với công nghệ từ sớm sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh về mắt nhưng lỗi không hẳn chỉ ở ba mẹ, âu đó cũng là một căn bệnh của thời đại. Trong căn bệnh đời đại ấy, người làm cha làm mẹ cũng là nạn nhân bởi chính họ cũng phụ thuộc vào công nghệ bằng cách này hay cách khác. Vì vậy thay vì chỉ trích, lên án hãy giúp chia sẻ thông tin này tới ba mẹ có con bị bệnh về mắt. Để việc con bị đeo kính sẽ nhẹ nhàng hơn cho cả người lớn và trẻ con.
Chọn tròng kính – Tròng kính có thể làm từ nhiều chất liệu như thủy tinh an toàn, plastis hoặc polycacbonnate. Kính thủy tin thường nặng nề nên dễ trượt khi đeo vì vậy chất liệu polycacbonnate là phù hợp nhất. Tuy nhiên, chất liệu này thường rất dễ bị trầy xước nên cần một lớp chống trầy đi kèm. Ba mẹ hãy nghe tư vấn thật kỹ trước khi chọn kính nhé.
Chọn gọng kính – Trẻ nhỏ thường có sống mũi dẹt nên dễ bị trượt kính. Để tránh điều này nên chọn gọng ôm vào gương mặt trẻ.
Làm sao để trẻ chịu mang kính? – Với trẻ nhỏ, bạn nên hướng sự chú ý của bé vào việc khác để bé không cảm thấy khó chịu. Hãy bắt đầu đeo kính như một trò chơi. Nếu bé gỡ kính ra hãy nhẹ nhàng đeo vào lại. Nếu bé tiếp tục gỡ ra thì bạn hãy cất đi và đeo lại sau. Cuối cùng hãy nhờ chuyên gia, họ luôn có kinh nghiệm trong những trường hợp như thế.
Cách bảo quản kính – Dạy trẻ dùng hai tay để tháo kính, khi không sử dụng hãy đặt kính trong hộp. Hãy thường xuyên để ý đến phần ốc vit trên kính, chớ nên tùy tiện thay bằng dây hay băng kính khi kính bị hỏng vì sẽ gây nguy hiểm cho bé.
Cuối cùng, đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn. Sẽ thật đau lòng nếu cửa sổ non nớt của trẻ phải nhìn qua một lớp kính. Nhưng cuộc đời còn dài và rộng, ta còn cảm nhận thế giới này bằng nhiều cách và nhiều giác quan khác nhau. Đừng để con trẻ hay chính ba mẹ bị ám ảnh vì giới hạn của mình, khi cánh cửa này đóng lại sẽ có cánh cửa khác mở ra, ba mẹ nhé!
Yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ bị tái bệnh?
Yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ bị tái bệnh? #bsphuonglinh [...]