Cách rèn tình kỷ luật cho con theo từng tháng tuổi
Trẻ con có biết nghe lời? Có hiểu những qui luật mà người lớn sắp đặt? Làm thế nào để con ngăn nắp và biết ý thức về hành động của mình. Nhiều cha mẹ tỏ ra lúng túng trước cách ứng xử với con cái. Liệu mình có quá nuông chiều hay hà khắc với con là câu hỏi mà cha mẹ nào cũng từng phân vân. Thêm vào đó cuộc sống bận rộn khiến ba mẹ có xu hướng giao khâu dạy dỗ lại cho nhà trường hoặc ông bà. Chính điều này khiến hệ giá trị của bé rời rạc và đến độ tuổi nào đó Ba Mẹ dường như cảm thấy bất lực với con mình.
Những ngày Sài Gòn giãn cách như thế này, chuyện rèn kỷ luật cho con càng trở nên khó khăn khi bé không đi học, không có chỗ chơi. Để ‘dễ thở” hơn với các siêu quậy, Ba Mẹ cần ý thức việc rèn tính kỷ luật cho bé như là một sự đồng hành cùng con. Trẻ con không tự nhiên mà biết cái gì nên hoặc không nên.
Dạy kỷ luật cho con từ độ tuổi nào?
Giai đoạn 1 tuổi – Ba Mẹ là người quyết định
Tầm này bé đang giai đoạn biết bò và tập đi vì vậy việc leo ghế hay cầu thang với bé là một trò chơi. Mẹ có thể dùng mặt nghiêm nghị: “Không, con không chơi được cầu thang, sẽ té ngã”. Tuy bé không hiểu nhưng việc mẹ quyết định con không được làm gì sẽ hạn chế trải nghiệm đó và bé sẽ học được cách không hướng vào cầu thang hay các trò leo trèo nhiều.
Giai đoạn 16-18 tháng – Hãy cấm đoán
Đừng cho rằng cấm đoán là biểu hiện của sự tiêu cực. Ba Mẹ cần tạo ra một vùng cấm nơi trẻ không được phép xâm phạm. Ở độ tuổi này bé đã đi vững và thường xuyên tò mò về mọi thứ. Với ổ điện, dao, kéo Ba Mẹ cần tỏ thái độ kiên quyết ngay từ đầu và nói KHÔNG, bé sẽ dần nhận biết điều đó là nguy hiểm.
Giai đoạn 18-24 tháng tuổi – Dạy cho con cách chờ đợi
Tuổi này hầu hét trẻ sẽ dùng tiếng la hét để thể hiện mong muốn. Ở tuổi này cha mẹ không nên đáp ứng ngay nhu cầu của trẻ mà hãy để con tự quản lý cảm xúc của mình. Ví dụ trẻ đòi ăn bánh trước khi ăn cơm nhưng mẹ không nên nhượng bộ. Đây là cách tiên quyết để con bắt nhịp đời sống gia đình và hiểu cái gì nên hoặc không nên.
Giai đoạn 2-3 tuổi – Yêu thương con nhưng không phải con muốn gì cũng được
Qua 2 tuổi là giai đoạn chống đối của trẻ gọi nôm na là khủng hoảng tuổi lên 2. Lúc này bé sẽ ngang ngược làm theo ý mình, khi Ba Mẹ nói không trẻ cũng sẽ nói không. Điều Ba Mẹ cần làm lúc này không phải là giận dữ với bé mà là kiên định với chữ KHÔNG của mình. Hãy cho con biết “Con có quyền nói không nhưng quyết định cuối cùng thì Ba Mẹ sẽ đưa ra”. Hãy giải thích rằng nếu con bẻ bánh quăng khắp nhà thì ba mẹ sẽ là người dọn vì vậy Ba Mẹ muốn con không nên làm việc đó. Trên hết đừng tỏ thái độ chống đối con mà nên ôn hòa nhưng kiên quyết với mọi việc.
Yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ bị tái bệnh?
Yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ bị tái bệnh? #bsphuonglinh [...]