Con cần có ba
Mẹ có cách giao tiếp riêng với con mình bởi con và mẹ từng chung nhau một cơ thể nhưng với đa số người làm cha chuyện giao tiếp với con là phải học.
Thật bất công nếu chỉ nói đến người mẹ như là vai trò số 1, duy nhất mà bỏ quên người cha. Dù nhìn chung người làm cha gần như bối rối với con trong những năm đầu đời. Ba lóng ngóng khi thay tã, ba không biết pha sữa ra sao, ba cũng hổng giặt được những chiếc áo nhỏ xinh, ba lúc nào cũng vắng nhà. Vậy mà, khi nghe tiếng xe ba về, đứa nhỏ lại ùa ngay ra ngõ, miệng tíu tít gọi ba, ba về!
Đứa trẻ có mẹ là đã được chăm lo đầy đủ từ miếng ăn đến giấc ngủ. Nhu cầu sinh hoạt của con không có ba cũng không sao. Thế nhưng, chỉ tiếng gọi thân thương “ba, ba đi làm về” là minh chứng rõ nhất cho sự không thể thay thế vai trò của ba. Đứa trẻ cần cha như cái cây cần có bầu trời.
Ba về, con biết mình có một gia đình.
Có ba, cuộc vui đủ đầy.
Bên ba, con thấy mẹ mỉm cười hạnh phúc!
Vậy nên mới có chuyện trong mọi cuộc ly hôn điều khó khăn nhất với người phụ nữ là có – nên – lấy – ba – ra – khỏi – đời – con – mình?
Vậy nên những ông bố ơi, dẫu thấy vợ có vẻ “không cần mình giúp” hoặc “cô ấy có thể xoay sở được” thì không phải đâu nha. Vị trí của ba là bất biến dẫu người làm mẹ có cần hay không.
Nên những ông bố ơi, đừng sa đà vào những cuộc vui, đừng cho rằng mái nhà vẫn còn đó khi không có mình và con chỉ cần mẹ là đủ. Chỉ cần sự hiện diện của người cha thôi thì căn nhà lập tức sẽ vững chãi, mẹ con sẽ an tâm liền.
Nên mới nói “Làm cha khó lắm/ Phải đâu chuyện đùa” khó là vì giao tiếp của cha với con thường rất khó nói thành lời.
Như nhân vật Quắn và ông Ba Sang trong phim Bố Gìa của Trấn Thành vậy đó. Chỉ cách nhau có một lời xin lỗi thôi mà mất cả một đời vẫn không thể nói ra!
Yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ bị tái bệnh?
Yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ bị tái bệnh? #bsphuonglinh [...]