Con đau tai quá mẹ ơi!

Published On: August 23, 2021Categories: Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

Nếu mẹ nào có con bị viêm tai giữa hoặc thường xuyên bị đau nhức tai sẽ hiểu nỗi “thống khổ” này. So với việc đau tay, chân thì đau tai khiến trẻ bứt rứt khó chịu hơn rất nhiều. Quan trọng nhất là mẹ chẳng thể làm gì để đánh lừa cơn đau được bởi ống tai rất nhỏ mẹ chẳng thể xoa hay nhìn vào. Vậy là trước một đứa trẻ đau tai bà mẹ chỉ biết cậy nhờ bác sỹ với hy vọng cơn đau kết thúc các nhanh càng tốt.

Làm gì khi trẻ đột ngột đau tai dữ dội?

Trước tiên hãy cho con uống một liều giảm đau Paracetamol liều 10-15g/kg cân nặng để giúp trẻ giảm đau và bình tĩnh lại. Đừng tự phán đoán hay cố soi tai mà hãy đưa trẻ đến bác sỹ chuyên khoa để xác định nguyên nhân bệnh. Thông thường sẽ có 3 nguyên nhân chính:

Trẻ bị viêm tai giữa cấp – Lúc này tùy theo tình hình mà bác sỹ sẽ kê toa giảm đau, hạ sốt hoặc kháng sinh nếu có bội nhiễm. Trẻ sẽ được uống thuốc và theo dõi 1-2 tuần.

Trẻ bị nút ráy tai – Trường hợp này thường gặp sau khi trẻ đi bơi hoặc tắm xong. Thường trẻ sẽ có nút ráy tai trước đó, sau khi đụng nước ráy tai sẽ nở ra đột ngột chèn vào ống tai làm trẻ có cảm giác nặng tai do bít tắc và đau tai. Tình hình này thì phải nhờ bác sỹ làm mềm ráy tai bằng nước muối sinh lý rồi sẽ hút ráy tai ra.

Trẻ bị côn trùng chui vào tai – Bác sỹ sẽ làm chết côn trùng bằng dung dịch rồi gắp chúng ra. Một số ít trường hợp trẻ quấy khóc không hợp tác thì phải tiến hành soi gắp côn trùng dưới gây mê.

CHẢY MỦ TAI – XIN ĐỪNG HỐT HOẢNG

Chảy mủ tai là triệu chứng của nhiều bệnh như Viêm tai giữa cấp hoặc viêm tai giữa mạn mủ, viêm ống tai ngoài mủ, nhọt ống tai ngoài. Tai là bộ phận vô cùng nhạy  cảm và có nhiều dây thần kinh vì vậy khi trẻ bị chảy mủ tai mẹ sẽ vô cùng hốt hoảng. Nhưng việc dùng tăm bông ngoáy mủ tai hay nhỏ thuốc lúc này là vô cùng nguy hiểm sẽ khiến trẻ bị viêm nhiễm nặng thêm. Trường hợp này chỉ có bác sỹ Tai mũi họng mới có dụng cụ hút sạch mủ tai và bắt buộc phải dùng kháng sinh để điều trị.

Mẹ đừng quá lo lắng, thay vào đó hãy chú ý vệ sinh tay chân của bé thật tốt hạn chế viêm nhiễm và cho con đến bác sỹ thăm khám thường xuyên. Viêm tai có mủ là căn bệnh khó chịu, khiến bé đau nhức mẹ stress nhưng theo thời gian bệnh này sẽ đỡ hơn khi bé lớn dần.

Leave A Comment