DỖ DÀNH CŨNG KHÁC
Con nít ấy, có một khả năng “TỰ DỖ” vô biên.
Nếu bạn mệt, bạn buồn, thì sự mệt, sự buồn cũng giống như một loại virus. Nó ăn mòn năng lượng. Hoặc là bạn sẽ để cho “cơn buồn” ăn mất linh hồn. Hoặc là bạn sẽ làm mọi cách để “bớt buồn”, để cân bằng lại, để sống – lại. Bạn chọn một bản nhạc quen, bạn ăn một món ngon…
Và con trẻ cũng vậy.
Các con cũng biết buồn.
Các con biết buồn “từ thuở trong nôi”.
Các con cũng sẽ bằng cách này hay cách khác “giải quyết nỗi buồn của mình”.
Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có một khả năng “tự dỗ” vô biên.
Con cũng có khả-năng-tự-vệ trước những cơn-đau, cơn-buồn.
Trước hết, đó là phản ứng tự nhiên của cơ thể.
Hai là sự phối hợp tinh vi đến bất ngờ của việc xử lý dữ liệu trong não.
Đối với trẻ lớn dễ thấy hơn, con thường tự nói chuyện, tự dỗ dành bản thân, hay sẽ trò chuyện với con thú bông, với cái cây, với cái nền nhà…
Con sẽ “liếc” cái sàn một cái và tự đứng dậy, “tự nhiên làm mình té, thấy ghét ghê ”
Con sẽ ôm “cái mền ghiền”, “con thú bông ghiền” mãi không buông….vì đó là công cụ, là người bạn thân, là một chỗ dựa, là nơi con gửi gắm tất cả “các tế bào đau khổ” vào đó….(lúc vui có khi quên mất những người bạn thân này)
Đối với trẻ nhỏ, bạn sẽ thường tự hỏi tại sao con hay ngậm tay chân.
Việc đưa vào miệng mọi thứ trên đời (nếu có thể) là một cách đặc biệt để con trẻ hiểu về thế giới bạn ạ. Vật đó tròn méo, mềm cứng ra sao, con cần học tập qua việc cho – vào – miệng.
Rồi thì lúc con buồn…con cũng cho tay vào miệng.
Hành vi cho tay vào miệng lúc này không đơn giản là học hỏi.
Cho tay vào miệng và day nghiến.
Con đang gặm nhấm nỗi – đau đó bạn.
Việc này làm con thấy dễ chịu hơn một chút nào đó.
Hoặc khi con khóc.
Khóc ngặt nghẽo.
Làm ơn có ai để ý đến con.
Nếu không có ai.
Con sẽ tự nín khóc.
Con sẽ cuộn mình lại, tự tìm cảm giác ấm áp, quan tâm từ bản thân mình phát ra, tự phát và tự hấp thu nó, như một món thuốc – chữa – bệnh – tinh – thần.
Khóc mệt lắm.
Ai khóc rồi thì chắc phải biết.
Con khóc con cũng mệt mà.
Cha mẹ có nhiều loại, nằm trong range từ yêu thương quá tới hời hợt quá.
Bạn sẽ chọn nằm ở mốc nào trong cái range này????
#bsphuonglinh #bsplinh #bsnhi #momandbabiesstories
Ảnh chụp từ sách Cô Phu Nguyen gửi tặng Touchie Feelie
Yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ bị tái bệnh?
Yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ bị tái bệnh? #bsphuonglinh [...]