LỜI GIẢI CHO CÂU HỎI “VÌ SAO CON GIỐNG BA?”

Published On: September 3, 2021Categories: Giáo dục con

Tôi sẽ kể một câu chuyện buồn rất ngắn và nhiều câu chuyện vui rất dài.

Chuyện buồn là chị em chúng tôi … đã là những đứa trẻ “không cha”….từ lúc em trai tôi mới được 9 tháng, và tôi chưa tròn 2 tuổi.

Bà nội tôi đưa cho chị em tôi 1 bộ dao kéo dùng để phẫu tích (đây là dụng cụ y khoa), bảo rằng ba tôi hồi xưa mộng làm bác sỹ, nhưng nội khổ cực quá, làm sao mà nuôi nổi cho ba thành bác sỹ.

Chị em tôi lớn lên.

1 đứa học chuyên Văn, 1 đứa học chuyên Tin.

Bà nội tôi chắc mẩm trong nhà sẽ có 1 đứa làm nghề viết chữ, 1 đứa làm nghề viết code.

.

.

.

Là một lời nguyền từ vạn kiếp, một ước ao chưa thành, một làn gió khiến xui của vận mệnh.

Bà nội tôi một hôm rơi nước mắt.

1 đứa làm bác sỹ em bé.

1 đứa làm bác sỹ mổ đầu.

.

.

.

Tôi kể câu chuyện ở trên, không phải để đề cao một nguồn năng lực huyền bí.

Tôi kể câu chuyện ở trên để lý giải vấn đề “con giống ba” đã đặt ra ở bài post trước.

Bạn thân mến,

Những đứa con thân yêu của chúng ta, ngoài việc thừa hưởng 50% bộ gen từ người cha của chúng, chuyện có nét giống thế này hay thế kia là quá dễ dàng để lý giải.

Nhưng vì sao, các Mẹ lại bảo “đến cái nết cũng giống luôn”?

Tôi sẽ đứng ở góc nhìn khoa học, có một đôi lời luận bàn lý giải với mọi người.

Trẻ con ấy, từ 0 – 36 tháng tuổi

Đây là giai đoạn phát triển “thần tốc”.

Con bắt đầu học từ lúc nào mọi người có biết không?

– Việc học đã bắt đầu trước cả khi con được sinh ra.

– Con học rất nhanh và tích lũy kinh nghiệm trong 3 năm đầu đời – nhanh hơn bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc sống.

– Việc học từ trong bào thai và trong 3 năm đầu đời cung cấp nền tảng cho tất cả những gì học được về sau.

– Những trải nghiệm từ rất sớm của trẻ gây ra nhiều tác động, ví dụ quá nhiều stress có thể tạo ra bệnh tật và rất nhiều tình yêu thương có thể tạo ra sức đề kháng.

Vì Mẹ yêu Ba.

Con đã học được từ Mẹ của mình rằng, Ba là tất cả.

Con đã học được từ Bà nội của mình rằng, phải giống Ba nha con.

Con đã được trải nghiệm cảm giác an toàn khi ở trong vòng tay ba.

Con đã được nghe bên tai lời thì thầm nhỏ xíu (chắc vì Ba ngại ngùng): “Con tui giống ai mà đẹp quá!”

Một đứa trẻ giống Ba

Về nhân dạng – kiểu hình “giống nhau” là do quy định bởi gen.

Về suy nghĩ, cách vận hành suy nghĩ, cách diễn đạt mong muốn “giống nhau” là do sự học tập, sự trải nghiệm của con trong mối quan hệ Cha – Con.

Nếu đứa trẻ của bạn “giống y đúc” Ba của chúng, thì chúc mừng bạn, bạn đã có một ông chồng (không ít thì nhiều) quan tâm bạn, yêu thương bạn vô cùng trong lúc mang thai. Khi sinh con ra, (không ít thì nhiều) người đàn ông ấy đã dành thời gian cho bạn, cho con. 

“Giống” càng nhiều, nghĩa là thời gian Ba dành cho con càng nhiều.

Đây không phải là do bác sỹ Linh bịa ra đâu nha.

Để bác sỹ Linh ghi nguồn cho người nào muốn tiếp tục tìm hiểu: Infant and Toddler Development and Responsive Program Planning 2018

.

.

.

Và lời cuối.

Có những người con không có ba, đã khóc khi đọc những dòng quý hóa này, xin Bác Nhan Do cho con được chia sẻ. Con chúc Bác luôn nhiều sức khỏe. Các con gái của bác, chắc chắn sẽ tìm ra cỏ ngũ sắc trong cuộc đời nhân hậu mà bác đã truyền dạy.

https://www.facebook.com/100003913695206/posts/1402991573174619/

Gửi lời tri ân chân thành dành cho những người làm Cha.

#bsphuonglinh #bsplinh #bsnhi #chuyệncủacha

Photo: Buổi chia sẻ dễ thương tại Touchie Feelie – Mọi người đều cười thật tươi 😊

———

Chia sẻ thoải mái nếu bạn thấy hữu ích 🥰

Leave A Comment