MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA VỀ ĐỘ TUỔI CỦA CÁC CON
Tánh của mình cũng kỳ cục lắm.
Vì mình làm SƠ SINH nên mấy bạn làm marketing không có chịu tìm hiểu về thuật ngữ y khoa, nên cứ xài chữ SƠ SINH cho tất cả mọi độ tuổi của trẻ nhỏ …… thiệt có chút buồn …
✅Sơ sinh – Newborn/Neonate – trẻ từ 0 – 28 ngày tuổi ➡️Không phải tự nhiên mà ông bà mình có cái lễ gọi là “Đầy tháng” cho trẻ. Việc con có thể khỏe mạnh để đón “đầy tháng” là một trong những cột mốc tuyệt diệu của đời sống!
✅Nhũ nhi – Infant – trẻ bú mẹ từ 0 – 12 tháng tuổi ➡️Nghĩa là khái niệm này chứa cả Sơ sinh trong đó, nhưng Sơ sinh là một thực thể “khác biệt” xét về mặt y khoa, không phải tự nhiên mà có hẳn 2 khoa riêng biệt cho Sơ sinh (khoa Sơ sinh và khoa Hồi sức sơ sinh) ➡️ Và mọi người thường dịch chữ “Infant” này thành Sơ sinh. Đừng dịch như vậy nữa mà! 😭
✅Trẻ nhỏ – Toddler – trẻ từ 12 – 36 tháng tuổi ➡️ở giai đoạn này những thiên thần của chúng ta phát triển về mặt tâm thần và thể chất “nhanh như chớp” [“at lightning speed” – Infant and Toddler Development and Responsive Program Planning 2018, p.3]
✅Mầm non – Preschool – trẻ từ 3 – 5 tuổi ➡️ tốc độ phát triển về thể chất sẽ có thể hơi chậm lại một tẹo, nhưng về tâm lý, tâm thần thì thiệt sự là vẫn “nhanh như chớp”, bạn sẽ phải đối phó với 3 vạn 8000 câu hỏi “tại sao” ở giai đoạn này nè.
✅Đi học – Grade school – trẻ từ 5 – 12 tuổi ➡️ đây là giai đoạn chuyển tiếp, là lúc con “định hình nhân cách”, học để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.
✅Dậy thì – Teen – trẻ từ 12 – 18 tuổi ➡️mốc này chắc đã có thay đổi rồi, vì con nít hiện nay dậy thì sớm ghê gớm lắm …. các bệnh viện Nhi ở Việt Nam chỉ nhận trẻ tới 15 tuổi thôi (vụ dậy thì sớm viết ở 1 bài khác nhé!)
Đây là sơ bộ những giai đoạn phát triển của con trẻ.
Bạn thích giai đoạn nào nhất trong “hành trình cùng con khôn lớn”?
Bác sỹ Linh đương nhiên thích SƠ SINH rồi – lúc này “con mèo ngoan” chẳng biết lạ, ai muốn làm gì làm nè!
Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ cùng “cục bông gòn” của mình nha!
#bsphuonglinh #bsplinh #bsnhi #chuyệntrầngian #momandbabiesstories
Yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ bị tái bệnh?
Yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ bị tái bệnh? #bsphuonglinh [...]