NGHỀ “TRAINING EM BÉ”

Published On: September 3, 2021Categories: Nhật kí Bác_sỹ_Linh

Mình có cô bạn là hiệu trưởng trường mầm non.

Mỗi lần ghé thăm trường bạn mình, mình lại thấy thương yêu vô cùng tận.

Đó là say mê.

Bạn mình say mê dạy con nít.

Vì một mối nhân duyên, một loại gene di truyền nào đó, mà mình cũng cực kì thích dạy học.

Mình không dạy mầm non.

Mình dạy trẻ sơ sinh.

Và những điều thú vị “thần thánh” bạn mình làm, luôn gây hứng khởi hơn cho niềm say mê của bản thân mình. Cảm ơn cô giáo An Ho

Có một bà mẹ chia sẻ với mình là “vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều trong training em bé”, và Chị có vẻ cũng còn chút băn khoăn. Con đầu tiên mà!

Ông bà mình thật ra từ xưa đã dạy trẻ từ thuở lọt lòng rồi.

Ông bà không phải thế lực phản đối việc “dạy con” đâu nè.

Thế lực phản đối là ai, bạn biết không?

Là những người KHÔNG CÓ THỜI GIAN.

Một lý do “bá đạo” qua mọi thời đại, và trường tồn như Vạn Lý Trường Thành.

Họ không có thời gian lắng nghe và tìm hiểu vì sao phải dạy con từ thuở còn thơ.

Họ không có thời gian để quan sát và thấu hiểu đứa con của mình.

Họ không có thời gian để đặt cái tôi bản thân sang bên, đưa đứa trẻ lên hàng “ưu tiên 1”.

Thầy thuốc cũng là một loại thầy.

Chúng tôi hướng dẫn Ba Mẹ những biện pháp để phòng ngừa bệnh tật, để giải quyết vấn đề mà có khi chẳng cần thuốc men. (Chỉ cần trong những trường hợp cần thiết)

Chúng tôi đưa những chứng cứ khoa học, và biến hóa thành những lời cụ thể, đơn giản, dễ nhớ nhất để thậm chí những người KHÔNG CÓ THỜI GIAN sẽ áp dụng được.

Nhưng cuộc – sống – mà!

Một khi chính bản thân Ba Mẹ không mở được cánh cổng của “sự yêu thương tuyệt đối”, của sự “tôn trọng” đứa trẻ của mình…tôi tin chắc mọi loại thuốc, thủ thuật, phương pháp tiên tiến nhất để CHỮA BỆNH trên thế gian này sẽ thất bại.

Ba Mẹ mới là cốt lõi.

Người “Thầy” chỉ là “bắc giúp một cây cầu”.

Và đứa trẻ là con cá chép. 

Vượt vũ môn thành công hay không? Theo bạn phụ thuộc vào điều gì?

#bsphuonglinh #bsplinh #bsnhi #chuyệntrầngian #momandbabiesstories

Leave A Comment