Trầm cảm sinh non
Hầu hết các bà mẹ sinh non đều có nguy cơ đối diện với chứng trầm cảm, tuỳ theo mức độ từ ít đến nhiều. Thậm chí, theo nhiều báo cáo, bà mẹ sau khi sinh non bị trầm cảm nặng đến mức phải nhờ sự tư vấn của các chuyên gia tâm lý. Chứng trầm cảm xuất phát từ một số nguyên nhân:
- Cảm giác tội lỗi khi phải xa con ngay từ những ngày đầu
Khi sinh non, các bà mẹ luôn bị dằn vặt bởi suye nghĩ bản thân là kẻ tội lỗi vì phải xa con mình ngay từ những ngày đầu bé còn non nớt. Bé sinh non thường phải nằm ở phòng theo dõi đặc biệt, khiến các bà mẹ luôn trăn trở, âu lo, không biết tình trạng con mình hiện ra sao. Lâu dần, tình trạng âu lo, cảm giác tội lỗi này trở thành nguyên nhân gây ra triệu chứng trầm cảm ở mẹ.
- Cảm giác chưa sẵn sàng để làm mẹ
Nhiều bà mẹ trẻ thổ lộ rằng cảm giác chưa sẵn sàng làm mẹ, lo âu khi đột ngột phải đối diện với một em bé nhỏ xíu trước mặt là nguyên nhân gây nên chứng trầm cảm sau sinh cho bản thân các sản phụ. Tình trạng ấy càng trở nên trầm trọng hơn khi bạn vừa vượt qua một ca phẫu thuật sinh non.
- Tình trạng sữa chưa về
- Sau khi sinh, tình trạng sữa chưa về khiến bầu ngực căng tức, đau nhói là một trong những nguyên nhân khiến các bà mẹ rơi vào trạng thái căng thẳng, mỏi mệt. Đặc biệt, khi mẹ sinh non, sự lo lắng cho em bé cộng dồn với áp lực vì sữa chưa về càng khiến cho các bà mẹ căng thẳng nhiều hơn. Nguy cơ dẫn đến trầm cảm lại càng tăng cao.
- Khi phải đối mặt với căn bệnh trầm cảm sau sinh, đặc biệt là sau sinh non, các bà mẹ đừng cố gắng chịu đựng một mình. Hãy tìm người đồng hành để chia sẻ tâm sự và giải đáp những băn khoăn trăn trở cho các bạn, và khi cần thiết, hãy đến gặp các nhà tâm lý để được giúp đỡ.
Yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ bị tái bệnh?
Yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ bị tái bệnh? #bsphuonglinh [...]